Chưa kịp diễn ra, đêm nhạc "Shake in da pub" (tạm dịch là Lắc trong quán rượu) tổ chức tại quán Café 8X ở số 6 Hàng Bài, Hoàn Kiếm (Hà Nội), đã bị Phòng An ninh Văn hóa - Tư tưởng, Công an Hà Nội (PA25) phá vỡ. Chương trình không có giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, nghiêm trọng hơn nó còn dự báo sự ăn chơi thác loạn của một số học sinh, sinh viên.
Theo kế hoạch thì đêm nhạc “Shake in da pub” sẽ diễn ra từ 19h30 - 22h30 ngày 29/4 tại 3 căn phòng rộng hơn 300m2. Mục tiêu của đêm nhạc đặt ra nếu nghe, những thanh niên sành điệu phải “phê” ngay: “Crazy - Sexy - Cool”, nghĩa là Cuồng nhiệt - Gợi cảm - Tươi mát”. Hay: “Dancing - Screaming - Flirting”, có thể dịch: "Khiêu vũ - La hét - Kết đôi". Để chứng minh cho khẩu hiệu ấy, ngoài nội dung chính là “Dance Party” (Tiệc khiêu vũ), còn có các giải thưởng mà mục đích chính của nó là tôn thêm chủ đề của đêm nhạc như: giải cho người có bộ quần áo sexy nhất, đôi nhảy Dirty dance đẹp nhất....
Nhằm làm cho đêm nhạc thêm huyền ảo và quay cuồng trong tiếng nhạc, có một quy định đối với tất cả những người tham gia là chỉ được mặc trang phục màu đen, đỏ, đồng thời càng sexy càng tốt và chỉ nhảy hiphop của DJ Tuấn Kruise cùng với nhạc HardTrance của DJ HaQuay.
Không ai ngờ người chủ trì của đêm nhạc có hơi hướng “tự do” này là Huỳnh Minh Thủy, một nữ sinh mới học lớp 11 tại trường Amsterdam. Thủy đã cùng với Đỗ Việt Anh, 26 tuổi, hộ khẩu thường trú tại 79A Nguyễn Khuyến, Hà Nội, nơi ở hiện nay: 12B, ngõ 61/10 Lạc Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội phối hợp tổ chức chương trình. Trong đó, Thủy giữ vai trò trưởng ban tổ chức với công việc chính xin tài trợ và mọi công việc “hậu cần”. Còn Việt Anh bước đầu đầu tư một số kinh phí để trang trí hội trường và chi trả cho việc phát tờ rơi hay quảng cáo.
Blog em nó :
http://blog.360.yahoo.com/blog-wUqFSDUldLZJnBueMd_MHdtW Kho hình em nó ở Flickr :
http://www.flickr.com/photos/99365760@N00/Nói về Thủy, mặc dù còn khoác trên mình áo dài trắng tinh khôi của nữ sinh, nhưng Thủy là một người hoạt ngôn và có quan hệ xã hội rộng. Chả thế, chỉ bằng lời nói, Thủy đã xin tài trợ được từ một hãng rượu rất lớn là Johny Walker, Hãng thời trang “Boo SK8”... Và cũng chỉ bằng lời nói, Thủy nhờ không mất công được hẳn một người ở tận Mỹ tên là Minh thiết kế và lập một website để quảng cáo cho chương trình.
Giảo hoạt và nhanh nhẹn như vậy nhưng Thủy lại có nhận thức về pháp luật cũng như thuần phong mỹ tục rất kém cho dù Thủy là học sinh của một trường chuyên danh giá, là con gái của một gia đình gia giáo có nghề truyền thống đứng trên bục giảng (bố mẹ và chị gái Thủy đều là giảng viên trường đại học và phổ thông).
Tại Cơ quan Công an, Thủy đã tường trình một cách ngây thơ rằng tổ chức một đêm nhạc có nhiều người tham gia và có phát hành vé, Thủy không cho rằng cần phải có giấy phép biểu diễn của ngành Văn hóa hay treo biển quảng cáo rượu Johny Walker trên sân khấu là không phạm pháp trong khi đây là sản phẩm cấm quảng cáo trong Pháp lệnh quảng cáo ở nước ta.
Chính vì vậy mà Thủy đã cho phát hành một lượng lớn gồm 500 vé với giá 50 nghìn đồng/vé kèm theo một đồ uống miễn phí (có thể là bia, rượu tùy thích) và cho quảng cáo khắp nơi bằng các tờ rơi, poster tại những điểm tập trung nhiều học sinh, sinh viên hệ 7X, 8X, 9X như cổng các trường học, quán cà phê ở Hà Nội một cách... hồn nhiên. Về ý nghĩa, nội dung hoạt động của đêm nhạc thì Thủy trả lời đơn giản chỉ để vui và quy tụ nhiều thanh niên mà thôi.
Không khác gì Thủy, sự am hiểu pháp luật của Đỗ Việt Anh cũng không khá hơn. Trong bản tường trình nộp cho Cơ quan Công an, Việt Anh viết: “Đến bây giờ tôi vẫn không hiểu cụ thể tại sao tôi lại phải ngồi đây để viết bản khai này!”. Thế mà Việt Anh có một lý lịch “trưởng thành” hơn Thủy: từng học phổ thông và cao đẳng tại Cộng hòa Séc (Tiệp Khắc cũ), làm nghề tự do một thời gian dài. Bố mẹ lại đều đang giữ trọng trách cao nhất tại hai công ty ở Hà Nội.
Từ sự vụ trên, nguyên nhân sâu xa có thể nhìn thấy dễ nhất là việc giáo dục pháp luật cũng như thuần phong mỹ tục cho thanh thiếu niên ở các trường và cả gia đình chưa thành nền nếp. Ở các trường, nhất là trường phổ thông hiện nay chỉ chú trọng đào tạo cho học sinh, sinh viên về mặt kiến thức. Còn về pháp luật và xã hội chưa được chú trọng đến, mặc dù đây là hai lĩnh vực giúp cho sự trưởng thành về mặt nhận thức đối với thanh thiếu niên rất sâu sắc, đặc biệt là trong thời kỳ các phương tiện thông tin đại chúng phát triển đến... chóng mặt như hiện nay. Ở gia đình thì nhiều phụ huynh cũng chỉ quan tâm phần lớn đến học vấn. Các mặt khác, họ cứ để con em mình tự lớn lên như “cây hoang cỏ dại”.
Nhưng bên cạnh những căn nguyên có tính "nội bộ" trên, phải kể đến một nguyên do khác không kém phần quan trọng xuất phát từ xã hội, đó là nơi giải trí cho thanh, thiếu niên quá ít, quá đơn điệu, không còn phù hợp với sự phát triển của thời đại ngày nay. Mà nếu có, chi phí để vào những nơi ấy thường quá sức của học sinh, sinh viên.